Đăng nhập

Cổng TTĐT Xã Hồng Phong - Huyện Thanh Miện

23/4/2023  |  English  |  中文

Di tích, danh thắng - Xã Hồng Phong

​​Di tích lịch sử văn hóa Miếu - chùa My Động xã Hồng Phong

      Di tích lịch sử văn hóa Miếu - chùa My Động thuộc địa bàn thôn My Động 2 xã Tiền Phong cũ, nay là xã Hồng Phong, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Về thăm di tích, du khách có thể xuất phát từ trung tâm thành phố Hải Dương đi theo đường 392B đến thị trấn Thanh Miện - Neo, rẽ phải gặp đường 392 đến Bến Trại, từ đây đi theo đường đê Đại Hà 300m, tiếp tục rẽ phải xuống dốc UBND xã khoảng 200m là đến khu di tích Miếu Chùa My Động. Toàn tuyến đường dài 32km được rải nhựa rộng rãi phù hợp với tất cả các phương tiện giao thông phổ biến như: Ô tô, xe máy. xe đạp.

431862443_1856191234826513_5263294625296873374_n.jpg

     Miếu My Động thờ thành hoàng làng là Phạm Văn Cung có công phò vua Lý, đánh giặc Xiêm. Chùa My Động là nơi thờ Phật theo dòng phái Đại thừa, truyền thống của các ngôi chùa Miền Bắc nước ta, ngoài thờ Phật, chùa My Động còn thờ thánh bà Phạm Thị Hòa và thánh ông Phạm Văn Phúc.

    Lễ hội truyền thống hàng năm được tổ chức vào ngà 11 đến ngày 13 tháng Giêng. Theo điển lệ, từ sáng ngày 11/1 Âm lịch, đông đảo các tầng lớp nhân dân thôn My Đồng và thôn My Động 2 nô nức ra chùa tổ chức rước long đình. Lực lượng tham gia rước gồm nam thanh nữ tú khỏe mạnh phỉ "chay tịnh" từ nhiều ngày trước.

    Di tích Miếu - chùa My Động được UBND tỉnh Hải Dương xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh ngày 01 tháng 11 năm 2005.

432433712_1856191314826505_5149507425978879536_n.jpg


DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN BÀ CHÚA

 Đền Bà chúa nằm ở trung tâm thôn Tiên Động, thuộc xã Hồng Phong, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Đền tôn thờ Thanh hoàng làng là Ngọc Quận công chúa tên Trần Thị Xuân, tự Ngọc Anh., thời nhà Lê, nhân dân địa phương thường gọi là Bà chúa và tên di tích cũng được gọi theo tên gọi này. Bà Trần Thị Xuân còn được suy tôn là cụ tổ của dòng họ Vũ Trần thôn Tiên Động.

      ​Về thăm di tích, du khách có thể xuất phát t​ trung tâm thành phố Hải Dương đi theo đường 29B đến phố Neo, rẽ trái gặp đường 392B đến Bến Trại, từ đây đi theo đường Đê Đại Hà 200m, rẽ phải là đến di tích. Toàn tuyến đường dài khoảng 32 km được rải nhựa rộng rãi phù hợp với tất cả các phương tiện giao thông.

431872989_1856191651493138_4407422844588368690_n.jpg

      Đền Bà Chúa được nhân dân khởi dựng từ thời hậu Lê, trung tu, tôn tạo vào thời Nguyễn, bị tàn phá trong kháng chiến chống Pháp. Năm 1968, khôi phục lại đền và trùng tu khang trang vào năm 2010. Khu di tích hiện nay là nơi sinh hoạt tín ngưỡng lành mạnh của nhân dân địa phương.

       Mặc dù trải qua chiến tranh và thiên nhiên tàn phá, nhiều cổ vật, di vật và đồ thờ tự đã mất mát, hư hỏng. Hiện nay, di tích còn lưu giữ được một pho tượng Thành hoàng Trần Thị Xuân, tự Ngọc Anh có niên đại vào thời Nguyễn (TK XIX) khá đẹp, chất liệu gỗ, 1 hòm sắc thời Nguyễn và 1 đạo sắc phong vào năm Khải Định thứ 9 (1924).

       Di tích Đền Bà Chúa được UBND tỉnh Hải Dương xếp hạng di tích lịch sử ngày 07 tháng 02 năm 2013.​

432369483_1856191351493168_4689494344897356501_n.jpg ​